Herpes môi là một trong những căn bệnh nhiễm trùng cũng khá phổ biến hiện nay. Bệnh sẽ gây nên tình trạng đau ngứa ở môi, xung quanh miệng và có khả năng lây sang một số vùng xung quanh. Bệnh này chỉ có thể khắc phục tạm thời, không thể điều trị triệt để. Tại bài viết hôm nay, SeoulSpa.Vn sẽ chia sẻ đến bạn về một số loại thuốc bôi Herpes môi hiệu quả nhất hiện nay, mời bạn tham khảo qua.
Tổng quan về bệnh Herpes môi
Trước khi tìm hiểu về một số loại thuốc bôi Herpes môi hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay, bạn nên tìm hiểu qua một số vấn đề liên quan đến bệnh lý này. Từ đó, bạn sẽ vừa thu thập được nguồn thông tin bổ ích, vừa biết được những điều cần làm để điều trị và ngăn ngừa căn bệnh này tốt hơn.
Triệu chứng khi mắc phải bệnh Herpes môi
Herpes môi – hay còn gọi là mụn nước sốt (hoặc sốt vỉ) – là căn bệnh rất dễ nhận biết thông qua tình trạng môi xuất hiện những nốt phồng rộp nhỏ nổi thành từng cụm mất thẩm mỹ xung quanh miệng hoặc một số vị trí khác. Loại bệnh này được hình thành do virus Herpes simplex (HSV).
Khi mới bị virus tấn công, môi của bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy và hơi đau rát. Sau vài ngày, mụn rộp bắt đầu nổi lên dưới dạng các nốt nhỏ màu đỏ, chứa dịch ở viền môi, một số trường hợp còn bị nổi mụn rộp ở quanh mũi, má hoặc trong miệng. Không chỉ xuất hiện các nốt mụn rộp ở môi, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng sau: sốt, đau cơ, đau họng, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,…
Nguyên nhân gây ra Herpes môi
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Herpes môi là sự xâm nhập và phát triển của virus Herpes simplex. Theo các chuyên gia, virus này sẽ chia thành 2 nhóm, đó là HSV-1 (loại 1) và HSV-2 (loại 2). Theo đó, 80% các ca mắc bệnh Herpes ở môi là do virus HSV-1 gây ra.
Bạn có thể dễ đối mặc với căn bệnh này thông qua việc tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh qua các hoạt động như hôn, dùng chung mỹ phẩm, ăn chung dụng cụ ăn và quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Đặc biệt, việc quan hệ tình dục không an toàn còn có thể dẫn đến một số loại bệnh tai hại khác như mụn cóc sinh dục, bệnh lậu, giang mai,… Chính vì vậy, bạn nên đặc biệt lưu ý và tìm các giải pháp bảo vệ để quá trình “làm chuyện đó” an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Nhìn chung, tình trạng mụn rộp rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, nó hoàn toàn có thể tái phát dù đã được điều trị trước đó. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần chăm sóc kỹ càng theo chỉ định của các bác sĩ. Cùng với đó là nên tìm biện pháp khắc phục một số yếu tố làm tăng khả năng tái phát bệnh dưới đây:
- Hạn chế để môi sau khi điều trị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Kiểm soát căng thẳng, lo âu và mệt mỏi trong cuộc sống.
- Điều trị các bệnh về răng miệng và hạn chế những tổn thương vùng môi, nướu.
- Ăn uống điều độ, luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng và tránh cảm cúm.
Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi gặp triệu chứng của bệnh này, không ít người cảm thấy lo lắng rằng liệu nó có nguy hiểm không và tiến triển như thế nào thì nguy hiểm, cần gặp bác sĩ ngay. Thông thường, căn bệnh này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người mắc phải. Tuy nhiên, cần điều trị càng sớm càng tốt, nếu không virus sẽ dễ lây lan và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, cụ thể là:
- Mắt bị nhiễm trùng, giảm thị lực, viêm giác mạc hoặc dẫn đến mất thị lực.
- Có thể gây viêm màng não, thường gặp ở những ai có hệ miễn dịch yêu, nếu virus di chuyển lên hệ thần kinh trung ương.
- Khả năng cao gây nhiễm trùng, lở loét hoặc sùi ở vùng sinh dục.
Khi nhận thấy trên cơ thể xuất hiện những biểu hiện của căn bệnh này, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Cụ thể, bạn cần gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Mụn rộp nổi trên môi sau 2 tuần vẫn không hết dù đã điều trị.
- Sau khi xuất hiện các triệu chứng Herpes một thời gian, cơ thể xuất hiện tình trạng sốt cao, khó thở hoặc khó nuốt đồ ăn.
- Mắt bị kích ứng, sưng đỏ và kèm theo chảy dịch.
Các loại thuốc bôi Herpes môi hiệu quả nhất hiện nay
Một trong những cách đơn giản nhất khi điều trị bệnh Herpes môi tại nhà đó là sử dụng thuốc bôi. Tuy nhiên, không phải thuốc nào cũng có thể giúp giải quyết triệt để tình trạng này. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại thuốc bôi Herpes hiệu quả và phổ biến, được nhiều chuyên gia gợi ý mà bạn có thể tham khảo như sau:
Thuốc bôi Herpes môi Acyclovir 1%
Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng kem nên rất dễ sử dụng. Việc kiên trì bôi loại thuốc này trên da một thời gian, nó sẽ phát huy tối đa công dụng ức chế sự phát triển của virus và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Không chỉ vậy, bạn có thể duy trì bôi thuốc sau khi hết bệnh để ngăn ngừa Herpes tái phát hiệu quả.
Khi sử dụng, bạn cần lưu ý rằng, thuốc có thể gây nên tình trạng nóng rát ở vùng vừa được bôi. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bình thường cho thấy thuốc đang phát huy tác dụng nên bạn đừng quá lo lắng.
Thuốc bôi Penciclovir (Denavir)
Tương tự, loại thuốc bôi Herpes môi này cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc khắc phục các triệu chứng ngay từ đầu. Tuy nhiên, với loại thuốc này, các chuyên gia khuyến khích bạn không nên sử dụng đối với trẻ từ 12 tuổi trở xuống. Khi sử dụng, bạn nên bôi 2 lần vào mỗi sáng và tối để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
Sau khi bôi lên vùng da bị nổi mụn rộp, bạn có thể cảm thấy hơi châm chích và sau đó là da khô, bong tróc. Đó cũng là phản ứng thường gặp của thuốc, bạn cũng không nên quá lo lắng về tình trạng này.
Một số loại khác
Để điều trị bệnh Herpes ở môi, bạn có thể tham khảo thêm một số loại thuốc khác như Mangiferin 5% Cre.10g (Mangoherpin), Znsp Cell II, Docosanol (Abreva), Castellani,… Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ, chuyên gia để được thăm khám và tư vấn loại thuốc phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Giải pháp điều trị Herpes môi thay thế thuốc bôi
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh Herpes môi, cùng với thuốc bôi Herpes môi thì bạn có thể tham khảo thêm một số cách thay thế cũng được nhiều người thực hiện dưới đây:
Sử dụng thuốc trị Herpes môi ở dạng uống
Nếu muốn giải quyết tình trạng bệnh từ sâu bên trong, bạn có thể sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế virus Herpes như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir).
Tuy nhiên, đây là những loại thuốc kê đơn, bạn cần đến những trung tâm y tế hoặc nhà thuốc lớn uy tín để được các bác sĩ tư vấn và kê liều phù hợp. Trường hợp nổi mụn rộp nhiều và thường xuyên tái phát, bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn cao hơn.
Điều trị Herpes môi tại nhà
Để giải quyết tình trạng Herpes môi, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Nhưng cách này chỉ áp dụng vào thời điểm bệnh vừa phát triển và chưa xuất hiện các triệu chứng mụn rộp, viêm sưng,…
- Chườm đá: Bạn cần sử dụng 1 miếng vải để bọc đá, sau đó chườm lên vùng môi khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần thực hiện 20 phút để giảm các triệu chứng sưng đau. Tuyệt đối không được dùng đá chườm trực tiếp trên môi.
- Khi bị sốt hoặc đau, bạn có thể uống thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.
- Tránh ăn các loại chanh, cam và quýt vì chúng có chứa nhiều axit, dễ khiến môi bị bào mòn, lở loét và sưng đau.
- Có thể dùng baking soda hoặc nước súc miệng chứa baking soda để làm dịu cơn đau miệng.
- Có thể dùng gel nha đam hoặc son dưỡng phù hợp, chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên để giảm tình trạng đau của mụn rộp.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Herpes môi
Nhằm đảm bảo an toàn, không làm trầm trọng thêm triệu chứng và giúp thuốc phát huy hết tác dụng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng thuốc bôi Herpes môi:
- Chỉ bôi thuốc theo đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời gian bác sĩ chỉ định.
- Thời gian đầu vừa bôi, môi có thể xuất hiện một số hiện tượng như châm chích, tróc da, khô môi,… Lúc này, bạn có thể giãn tần suất bôi thuốc để cơ thể thích ứng.
- Lúc này, hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều axit và những món ăn cay nóng để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết thương.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú thì không nên sử dụng thuốc bôi Herpes môi nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi bôi thuốc, bạn cần liên hệ ngay hoặc đến gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh Herpes môi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Herpes ở môi, do đó bạn cần biết cách ngăn ngừa để tránh mắc phải căn bệnh dai dẳng và có phần khó chịu này. Dưới đây là những yếu tố bạn cần hạn chế để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh Herpes môi:
- Không hôn, quan hệ tình dục với những đối tượng bạn nhận thấy có dấu hiệu bệnh hoặc bản thân đang bị bệnh.
- Không nên chạm hoặc sờ vào mụn rộp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của người bị bệnh. Nếu vô tình chạm, bạn nên rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan sang cơ thể của bản thân.
- Điều chỉnh và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học để tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó bệnh sẽ không có tiềm năng phát triển.
- Ngoài hôn và quan hệ, bạn cần hạn chế các hành động thân mật như ôm, nắm tay hoặc tiếp xúc với các vết thương hở trên cơ thể người khác.
- Luôn giữ gìn vệ sinh để vi khuẩn không có điều kiện xâm nhập và gây nên những căn bệnh không đáng có.
- Tránh để môi bị nắng trực tiếp rọi vào, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khi ra ngoài, bạn hãy cố gắng đeo khẩu trang và dùng son dưỡng môi để bảo vệ môi toàn diện.
- Tránh dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc bất cứ đồ dùng nào khác của người bệnh.
Như vậy, qua nội dung bài viết bên trên, bạn đã biết được tất tần tật những thông tin liên quan về căn bệnh Herpes môi cũng như thuốc bôi Herpes môi hiệu quả nhất hiện nay. Chúng tôi mong rằng bạn có thể tìm được cách phù hợp để sớm khắc phục căn bệnh này. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn vẫn hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.