Xăm môi là phương pháp làm đẹp thịnh hành, giúp khắc phục triệt để những khuyết điểm của môi, góp phần giúp môi tươi tắn, quyến rũ hơn. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc bị tiểu đường có xăm môi được không và những đối tượng nào không nên phun xăm môi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin này một cách chi tiết nhất.
Bị tiểu đường có xăm môi được không?
Với những người bị tiểu đường ở cấp độ nhẹ, có chỉ số đường huyết thấp hoặc duy trì ở mức ổn định, chưa gây ra nhiều biến chứng thì vẫn có thể thực hiện xăm môi. Còn những người có chỉ số đường huyết quá cao, thường xuyên biến động thì tuyệt đối không được xăm môi vì khi bị tiểu đường thì thời gian hồi phục vết thương rất chậm do quá trình lưu thông máu bị gián đoạn do lượng đường trong máu cao.
Bên cạnh đó, việc thực hiện xăm môi khi đang mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như môi viêm nhiễm, chảy máu, nhiễm trùng, môi sưng tấy, bội nhiễm, môi không lên màu,…
Những nguy cơ người bị tiểu đường gặp phải khi phun môi
Sau khi đã được giải đáp về vấn đề bị tiểu đường có xăm môi được không, các bạn cũng nên tìm hiểu những nguy cơ mà người bị tiểu đường có thể gặp phải khi xăm môi:
- Thời gian vết thương hồi phục lâu: Thời gian hồi phục vết thương sau phun xăm thẩm mỹ ở người mắc bệnh tiểu đường thường lâu hơn người bình thường do quá trình lưu thông máu bị gián đoạn. Chính vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường tuyệt đối không được thực hiện phương pháp thẩm mỹ này.
- Quá trình xăm môi kéo dài: Vì quá trình lưu thông máu của những người bị bệnh tiểu đường rất chậm nên quá trình xăm môi thường gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong lúc phun xăm, họ cũng sẽ có cảm giác môi rất đau nhức, thậm chí là sưng tấy và chảy nhiều máu.
- Vết thương dễ bị nhiễm trùng: Vết thương sau phun xăm của những người mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng và gặp nhiều biến chứng như bội nhiễm, môi nổi mụn nước, tụ mủ,…
Những lưu ý người tiểu đường cần chú ý khi phun môi
Những người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây để ngăn ngừa những rủi ro nghiêm trọng cho cơ thể của mình:
Đối với người bệnh
Khi có nhu cầu xăm môi, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo lượng đường huyết luôn nằm ở mức ổn định. Ngoài ra, các bạn cũng cần trao đổi với chuyên viên thẩm mỹ để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc.
Hơn thế nữa, các bạn cũng cần lựa chọn những trung tâm thẩm mỹ uy tín, có chính sách bảo hành uy tín để đảm bảo an toàn khi thực hiện xăm môi. Sau khi xăm môi, những người mắc bệnh tiểu đường cần chăm sóc vết thương thật kỹ và theo dõi tình trạng của vết thương sát sao để tránh nguy cơ gặp các biến chứng.
Đối với kỹ thuật viên phun xăm
Bác sĩ và kỹ thuật viên phun xăm cần tìm hiểu thật kỹ tình trạng bệnh và tư vấn thật kỹ cho khách hàng. Nếu chỉ số đường huyết của khách hàng quá cao thì bác sĩ tuyệt đối không được thực hiện phun xăm môi cho họ. Đặc biệt, các cơ sở phun xăm cũng cần vệ sinh thiết bị, máy móc thường xuyên theo tiêu chuẩn an toàn y khoa để tránh gây viêm nhiễm trong quá trình xăm môi.
Khi thực hiện xăm môi cho bệnh nhân tiểu đường, kỹ thuật viên cũng cần thực hiện thật nhẹ nhàng, khéo léo để tránh gây tổn thương cho đôi môi của khách hàng.
Những đối tượng không nên phun xăm môi
Mặc dù xăm môi là phương pháp an toàn nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện. Sau đây là những đối tượng không nên xăm môi:
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên thực hiện xăm môi vì trong mực xăm chứa một lượng nhỏ hóa chất tạo màu, có thể gây hại cho sức khỏe của họ và em bé. Bên cạnh đó, mực xăm cũng có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nên chị em cần chờ đến khi bé không còn bú sữa mẹ thì hãy xăm môi.
Người đang gặp các vấn đề về môi
Những người đang gặp các vấn đề về môi như môi lở loét, môi đang chảy máu, môi sưng tấy, môi có vết thương hở không được xăm môi để tránh làm môi tổn thương nghiêm trọng hơn. Để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất, các bạn nên chờ đến khi môi lành hoàn toàn thì hãy xăm môi.
Ngoài ra, khi gặp các tổn thương trên môi, các bạn nên tập trung vào việc chăm sóc môi để phục hồi trạng thái tự nhiên của môi trong thời gian nhanh nhất. Những cách giúp môi hồi phục nhanh hơn là uống nhiều nước ép hoa quả, uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất và thoa son dưỡng.
Người mắc chứng máu khó đông
Khi mắc chứng máu khó đông, người bệnh thường rất khó cầm máu khi trên cơ thể có vết thương hở. Nếu họ thực hiện xăm môi thì rất nguy hiểm vì máu sẽ chảy không ngừng, dẫn đến nguy cơ môi nhiễm trùng. Do đó, những người mắc chứng máu khó đông không được xăm môi.
Người đang trong thời gian hóa trị, xạ trị
Cơ thể của bệnh nhân đang trong thời gian hóa trị, xạ trị rất yếu, dễ bị tổn thương nếu thực hiện xăm môi. Chính vì thế, họ không được phun môi để ngăn ngừa nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Người thường xuyên sử dụng nhiều chất kích thích
Những người thường xuyên sử dụng nhiều chất kích thích tuyệt đối không được thực hiện xăm môi vì quá trình lưu thông máu của họ không ổn định, thậm chí máu khó đông. Vì thế, họ có thể gặp tình trạng màu mực loang lổ, không lên màu đúng chuẩn hoặc gây sẹo sau xăm môi.
Người có vết sẹo dưới 6 tháng ở môi
Những người có vết sẹo dưới 6 tháng ở môi không nên thực hiện xăm môi vì lúc này môi rất dễ bị tổn thương nghiêm trọng trong quá trình kỹ thuật viên đi kim. Bên cạnh đó, trong quá trình bong lớp vảy màu, vết sẹo ở môi cũng sẽ lâu lành hơn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của môi và hiệu quả của phương pháp xăm môi.
Người dị ứng với thuốc gây tê, mực phun
Chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo những người có cơ địa dị ứng với thuốc gây tê không được xăm môi để ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm như như sốc phản vệ, khó thở, huyết áp hạ đột ngột trong quá trình xăm môi,…
Đối với những người dị ứng mực phun thì có thể gặp tình trạng môi bị ngứa, sưng tấy, châm chích, chảy máu khi xăm môi. Vì thế, những người dị ứng với thuốc gây tê, mực phun tuyệt đối không được thực hiện xăm môi.
Bài viết seoul luxury trên đây đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề bị tiểu đường có xăm môi được không một cách chi tiết nhất. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể và đẩy lùi nguy cơ gặp biến chứng, các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện xăm môi.
Xem thêm bài viết liên quan
- Bệnh tim có phun môi được không? Những đối tượng không nên phun môi
- Phun môi phủ bóng collagen là gì? Ưu điểm và quy trình chi tiết