Mẹo xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả


Cân nhắc thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì, tăng cân nặng mất kiểm soát rất cần thiết. Bởi khi chế độ dinh dưỡng được cân bằng, năng lượng cũng hạn chế tình trạng dư thừa gây tích mỡ trên cơ thể. Nhưng để lựa chọn chế độ ăn phù hợp để loại bỏ cân nặng dư thừa không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng đang phân vân, hãy cùng theo dõi bài viết chia sẻ sau nhé!

Lý do cần xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ bị béo phì?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe, việc xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ trong tình trạng béo phì sẽ đảm bảo sự cân bằng chất từ bên trong, hạn chế bệnh lý nguy hiểm cho từng cá nhân. Để tìm hiểu rõ hơn về các lý do này, bạn hãy cùng theo dõi thông tin cụ thể như sau.

Có nhiều lý do nên chọn xây dựng chế độ giảm cân cho trẻ em
Có nhiều lý do nên chọn xây dựng chế độ giảm cân cho trẻ em

Nguồn dinh dưỡng ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ

Một trong những lý do chính khiến cho trẻ em tại Việt Nam nói riêng, cũng như khu vực Châu Á nói chung có xu hướng béo phì, đó chính là chế độ ăn uống không phù hợp. Đặc biệt, không ít gia đình có suy nghĩ chiều chuộng con, hoặc đang trong độ tuổi phát triển nên cho ăn “vô tội vạ”.

Điều này sẽ vô tình gây nên các vấn đề về cân nặng, dư thừa chất bên trong. Đợi bởi đa phần trẻ em sẽ có xu hướng lựa chọn những món ăn theo sở thích. Nếu như dung nạp quá nhiều dinh dưỡng vào trong cơ thể, sẽ làm cho năng lượng thừa thải và chuyển hóa thành mỡ. Cùng với hàm lượng chất béo, đồ dầu mỡ, đồ ngọt được bổ sung mỗi ngày làm cho vóc dáng cơ thể càng khủng hơn.

Chính vì vậy, việc xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo thì rất cần thiết. Dựa vào đây, phụ huynh sẽ biết lựa chọn món ăn, thành phần và cách chế biến phù hợp. Nhằm đảm bảo hạn chế lượng calorie, tránh dầu mỡ, đồ ngọt,.. giúp cơ thể đủ năng lượng, không còn thừa cần sau một thời gian.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ

Ảnh hưởng xấu của béo phì đối với sức khỏe trẻ em

Trên thực tế, có rất nhiều trẻ em gặp phải các bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe, sau khi tăng cân và béo phì. Một số bệnh có thể gặp phải như: tiểu đường, mỡ trong máu, bệnh về tim mạch, mỡ nội tạng, cao huyết áp,… Nếu như không khắc phục vấn đề cân nặng trong thời gian sớm, tình trạng bệnh có thể chuyển biến xấu, gây nên ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe trẻ nghiêm trọng.

Đây cũng là lý do việc xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ 12 tuổi thực sự cần thiết. Vì trong quá trình lên thực đơn và các dưỡng chất có trong món ăn, bạn sẽ dễ dàng cân đối hàm lượng. Đồng thời, tính toán phù hợp để giúp sức khỏe ổn định, nhưng vẫn lấy lại cân nặng hài lòng sau thời gian kiên trì áp dụng.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh tránh các ảnh hưởng đối với sức khỏe
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh tránh các ảnh hưởng đối với sức khỏe

Chi tiết bảng xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ em béo phì

Ngoài việc hiểu rõ về lý do, nên xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì. Để có quá trình xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ em thừa cân hiệu quả bạn cần chia nhỏ bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, ưu tiên lựa chọn thực phẩm kết hợp lành mạnh, an toàn. Cụ thể:

Ngày 1

Sáng: 1 chiếc bánh giò, 1 quả táo.

Trưa: ½ chén cơm trắng, mướp xào và 1 ly nước ép cam.

Chiều: ½ chén cơm trắng, thịt nạc xào chung với rau củ và nấm.

Ngày 2

Sáng: 1 tô bánh canh cua, 1 quả chuối.

Trưa: ½ chén cơm trắng, 1 phần đậu xào thịt heo, 1 ly nước ép thơm.

Chiều: ½ chén cơm trắng, 1 miếng sườn cốt lết, 1 chén canh rau ngò.

Ngày 3

Sáng: 1 tô cháo thịt bằm, 1 ly sữa.

Trưa: ½ chén cơm trắng, mực xào cà chua dưa leo, 1 ly nước ép táo.

Chiều: ½ chén cơm trắng , 1 miếng cá thu chiên sốt cà, 1 miếng bưởi nhỏ.

Ngày 4

Sáng: 1 bánh mì và trứng ốp la, sinh tố bơ ít đường sữa.

Trưa: ½ chén cơm trắng, gà kho gừng, 1 quả cam.

Chiều: ½ chén cơm trắng, 1 chén canh đậu hũ non và nấm.

Chi tiết thực đơn ăn kiêng của trẻ thừa cân
Chi tiết thực đơn ăn kiêng của trẻ thừa cân

Ngày 5

Sáng: 1 chén súp, 1 quả chuối.

Trưa: ½ chén cơm trắng, thịt bò xào thiên lý, 1 ly nước ép bưởi.

Chiều: ½ chén cơm trắng, cá kho và 1 quả mận.

Ngày 6

Sáng: 1 tô hủ tiếu, 1 ly nước ép thơm.

Trưa: ½ chén cơm trắng, ếch xào xả, 1 ly nước cam.

Chiều: ½ chén cơm trắng, bông cải xào thịt heo nạc, 1 quả quýt.

Ngày 7

Sáng: 1 tô bò kho bánh mì, 1 ly nước ép sơ ri.

Trưa: ½ chén cơm trắng, đậu hủ dồn thịt và 1 ly nước ép dưa lưới.

Chiều: ½ chén cơm trắng, thịt bò xào củ hành, 1/2 quả ổi.

Một số nguyên tắc quan trọng khi lên thực đơn giảm cân cho trẻ em béo phì

Bên cạnh việc hiểu rõ về vai trò của việc xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ thừa cân. Để đảm bảo lượng chất được cung cấp đầy đủ, không quá dư thừa, hay thiếu gây ảnh hưởng sức khỏe, bạn cần biết một số nguyên tắc quan trọng dưới đây:

  • Tránh xa các loại đồ ăn nhiều calo là yếu tố cần thiết. Bởi trẻ em thường có xu hướng yêu thích các loại bánh kẹo, nước ngọt,… Đây chính là tác nhân chính, khiến cho tình trạng thừa cân xuất hiện sau một thời gian ngắn. Do đó, bạn hãy thực hiện nguyên tắc này đầu tiên, cắt bỏ toàn bộ đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh của trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố hàng đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, khi thực hiện thực đơn giảm cân bạn cần quan sát sự thay đổi, cũng như chú tâm bổ sung các chất cần thiết.
  • Các món ăn chiên xào, mặc dù có hương vị thơm ngon hơn. Nhưng lại chứa hàm lượng chất béo xấu khá cao, gây tăng calo trong cơ thể và tiềm ẩn nhiều bệnh lý. Nên tốt nhất bạn hãy thay thế cách chế biến thành luộc, hấp và kết hợp gia vị phù hợp cho thực đơn.
Lựa chọn phương pháp nấu tốt hơn cho sức khỏe của trẻ
Lựa chọn phương pháp nấu tốt hơn cho sức khỏe của trẻ
  • Học cách nhau chậm và từ tốn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đồng thời, nguyên tắc này cũng tạo cảm giác no lâu hiệu quả và ngăn chặn cảm giác thèm ăn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống với hàm lượng calo vừa đủ trong cơ thể của trẻ. Bạn có thể thực hiện tính toán chi tiết, nhằm cân nhắc các loại thực phẩm, cách chế biến trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, bữa sáng nhất định cần ăn trước 7h30 và bữa tối trước 19h00.
  • Nước không chỉ là thành phần xuất hiện ở mọi tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó nước còn mang lại hiệu quả đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, thanh lọc độc tố nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cần cho trẻ bổ sung đủ nước nước cần thiết mỗi ngày. Đặc biệt, khi luyện tập thể dục hoặc vận động nhiều thì càng chú trọng cấp nước.
  • Giảm cân không có nghĩa là nhịn ăn tuyệt đối, vì điều này có thể khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng trầm trọng. Các bậc phụ huynh cần hiểu rõ tầm quan trọng của mỗi bữa, kết hợp chế độ phù hợp để duy trì vóc dáng gọn gàng hơn cho trẻ.
Bổ sung nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giảm cân và duy trì sức khỏe tốt hơn
Bổ sung nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giảm cân và duy trì sức khỏe tốt hơn

Bật mí những thực phẩm cần có trong thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì

Sau khi đã tìm hiểu về nội dung, xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì. Để mang lại hiệu quả bổ sung dưỡng chất, ngăn ngừa bệnh lý và hỗ trợ giảm cân tốt nhất bạn cần tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây. Cụ thể:

Bổ sung bơ giúp loại bỏ chất béo dễ dàng

Bơ là loại quả phù hợp trong thực đơn giảm cân dành cho trẻ. Vì loại trái này có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang đến năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, lượng hoạt chất L-Carnitine trong bơ còn giúp chuyển hóa mỡ thừa nhanh chóng. Nhờ đó, giúp loại bỏ mỡ thừa tích tụ trong thời gian ngắn, duy trì vóc dáng gọn gàng, năng động hơn cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bơ còn là loại quả chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và tốt cho não, mắt của mỗi người. Nên sẽ mang lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh lý, cũng như hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ một cách tối ưu, an toàn nhất.

Bơ chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe và quá trình giảm cân
Bơ chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe và quá trình giảm cân

Rau cung cấp chất xơ và dinh dưỡng cho cơ thể

Một trong những loại thực phẩm nên có trong thực đơn giảm cân cho trẻ 10 tuổi, đó chính là các loại rau. Bạn có thể tùy vào sở thích của mỗi trẻ, để lựa chọn loại rau xanh phù hợp. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, việc bổ sung rau thường xuyên trong bữa ăn của trẻ béo phì mang lại nhiều lợi ích.

Không chỉ có hàm lượng calo thấp, mà rau xanh còn tạo cảm giác no lâu và không gây tình trạng thèm ăn vặt. Bên cạnh đó, các dưỡng chất của rau cũng rất tốt cho quá trình phát triển của cơ thể trẻ nhỏ. Đối với những bạn thường xuyên táo bón, thì rau còn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa thuận lợi.

Các loại khoai ít tinh bột giúp duy trì năng lượng ổn định

Từ lâu, khoai đã được biết đến là một trong những loại thực phẩm giảm cân tốt, chứa thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Loại củ này có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, nên khi ăn vào sẽ tạo cảm giác no lâu. Nhờ đó, trẻ béo phì sẽ không có cảm giác đói và ăn những món ăn vặt khác. Bạn có thể lựa chọn khoai lang luộc kết hợp trong thực đơn giảm cân cho trẻ em.

Ăn khoai lang giảm cân nặng hiệu quả
Ăn khoai lang giảm cân nặng hiệu quả

Thay thế protein từ thịt bằng các loại đậu

Nếu muốn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất, tránh tình trạng tích tụ năng lượng. Tốt nhất bạn nên thay thế protein có trong thịt bằng các loại đậu. Một số loại đậu có thể chọn như: đậu trắng, đậu xanh, đậu đen,… Việc kết hợp cùng với các món ăn khác, không chỉ mang lại hương vị thơm ngon và còn bổ sung vitamin, chất xơ tốt cho người thừa cân, béo phì.

Với những chia sẻ trên về cách xây dựng thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả, an toàn. Seoul luxury mong rằng, bạn đọc sẽ có được thông tin hữu ích và giúp quá trình bổ sung dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe, mang lại khả năng loại bỏ mỡ thừa tự nhiên, giúp vóc dáng của trẻ gọn gàng và tránh các bệnh lý nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)