Phun môi là phương pháp làm đẹp giúp cho đôi môi trở nên căng mọng và quyến rũ hơn. Tuy nhiên trong quá trình phun môi, có thể xuất hiện một số vấn đề như tụ máu bầm trên môi, gây ra nhiều phiền toái và làm chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng. Vậy phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm không? Cách xử lý đúng cách như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ đầy đủ trong bài viết bên dưới.
Nguyên nhân phun môi bị tụ máu bầm
Phun môi là kỹ thuật đưa mực xăm vào lớp biểu bì nhằm thay đổi sắc tố để hình thành màu sắc như ý muốn. Quá trình này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao và kỹ thuật tốt để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình phun môi có thể làm bạn bị tụ máu bầm. Vấn đề này xuất phát từ một trong những nguyên nhân dưới đây:
- Kỹ thuật viên yếu kém: Quá trình phun môi cần được thực hiện bởi những chuyên gia. Một số người có thể không có đủ kinh nghiệm hoặc không tuân thủ đúng quy trình khi phun môi, dẫn đến việc xâm lấn quá sâu vào lớp biểu bì của môi, gây tổn thương và tụ máu bầm.
- Cơ địa của từng người: Mỗi người sẽ có một cơ địa và tình trạng da khác nhau, chính vì thế việc phản ứng giữa cơ thể với quá trình phun môi cũng sẽ không giống nhau. Những người có da mỏng, cơ địa nhạy cảm thường dễ bị tụ máu bầm sau khi phun môi hơn so với những người khác dù đã tuân thủ đúng quy trình phun môi.
- Sử dụng mực xăm kém chất lượng: Việc sử dụng các loại mực không đảm bảo chất lượng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tụ máu bầm trên môi. Các loại mực kém chất lượng thường không được kiểm định, có thể gây kích ứng hoặc dị ứng cho da, khiến cho quá trình phun môi trở nên khó khăn và dễ gây tụ máu bầm.
- Công nghệ phun xăm lạc hậu: Những kỹ thuật phun xăm lỗi thời thường để lại nhiều vết thương hở, vết bầm trên da. Một số cơ sở làm đẹp sử dụng đầu kim phun xăm khá to, dẫn đến thao tác không chính xác, xâm lấn nhiều.
- Chăm sóc sau xăm chưa tốt: Hơn 85% chị em phụ nữ thường gặp tình trạng phun môi bị tụ máu bầm. Tuy nhiên nếu bạn chăm sóc cẩn thận theo đúng hướng dẫn thì vết bầm sẽ tự biến mất nhanh chóng sau vài ngày. Nhiều chị em đã chủ quan không xử lý vết bầm theo chỉ dẫn của bác sĩ, dẫn đến tình trạng bầm kéo dài hơn bình thường.
Môi bị tụ máu bầm sau khi phun xăm nguy hiểm không?
Thực tế, phun môi bị tụ máu bầm không gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng hoặc sẹo lồi trên môi.
Thông thường biểu hiện tụ máu bầm ở môi sẽ xuất hiện sau khoảng 24h tính từ thời điểm hoàn tất quá trình phun môi. Biểu hiện này sẽ dần biến mất sau khoảng 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc cẩn thận, đúng quy trình. Dấu hiệu tụ máu bầm thường xuất hiện ở những người có máu loãng hoặc máu hiếm như RH(-).
Việc bị tụ máu bầm sẽ không có gì đáng lo ngại nếu chúng tự biến mất. Tuy nhiên nếu hiện tượng này không thuyên giảm mà ngày càng có dấu hiệu nặng hơn như: Rỉ nước mô, chảy dịch bất thường, môi loang lổ thì bạn cần liên hệ đến bác sĩ để được thăm khám cẩn thận.
Những hình ảnh phun môi bị tụ máu bầm
Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu bị tụ máu bầm sau khi phun môi, bạn hãy tham khảo những hình ảnh từ khách hàng thực tế dưới đây:
Xử lý phun môi bị tụ máu bầm như thế nào?
Để xử lý máu bầm sau phun môi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như: Chườm đá, dùng thuốc tan máu bầm hoặc liên hệ đến bác sĩ. Dưới đây là cách xử lý chi tiết để bạn có thể tham khảo và thực hiện nếu gặp biểu hiện trên:
Chườm đá
Chườm đá là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả để xử lý tụ máu bầm trên môi. Bạn chỉ cần lấy một miếng đá lạnh hoặc túi đá viên từ tủ lạnh, sau đó chườm lên vùng môi bị tụ máu bầm trong khoảng 10-15 phút. Điều này sẽ giúp khu vực môi được làm dịu, đồng thời hỗ trợ cho quá trình tái tạo da. Tuy nhiên bạn cần chú ý, không chườm đá trực tiếp lên môi, hãy để chúng vào 1 túi vải và đảm bảo không để môi bị dính nước.
Dùng thuốc tan máu bầm
Nếu tụ máu bầm trên môi không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tan máu bầm xử lý nhanh chóng. Chị em có thể dễ dàng tìm mua thuốc tan máu bầm tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, bạn cần chọn loại thuốc phù hợp với cơ địa và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho môi cũng như sức khỏe. Để yên tâm hơn, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Liên hệ bác sĩ
Trong trường hợp tụ máu bầm trên môi diễn biến nghiêm trọng và không thể tự xử lý được, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra phương pháp khắc phục hợp lý, giúp bạn giải quyết vấn đề bị tụ máu bầm ở môi một cách an toàn và hiệu quả.
Các dấu hiệu cần lưu ý sau khi xăm môi
Sau khi phun môi, có một số dấu hiệu bạn cần chú ý để đảm bảo cho quá trình phục hồi môi diễn ra thuận lợi và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, cụ thể:
- Đau, sưng hoặc tụ máu bầm trên môi: Đây là dấu hiệu thường gặp sau khi phun môi, có thể xuất hiện trong vòng 1-2 ngày và giảm dần trong vòng 7 ngày. Nếu tình trạng này không giảm đi sau khoảng thời gian tối đa, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Đỏ vùng da quanh môi: Dấu hiệu này cũng thường xuất hiện sau khi phun môi và có thể kéo dài trong vài ngày. Chị em có da mẫn cảm, cơ địa dễ sưng, viêm thì thường dễ gặp những biểu hiện này.
- Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy môi: Dấu hiệu này thường xuất hiện sau khi khu vực môi phun xăm bị sưng đỏ. Cảm giác ngứa ngáy sẽ giảm dần sau khi môi bớt sưng và bong da. Bạn tuyệt đối không được gãy hay tác động vật lý lên khu vực đang ngứa vì dễ làm chảy máu, loang mực xăm.
Bài viết vừa bật mí chi tiết những thông tin xoay quanh vấn đề phun môi bị tụ máu bầm. Biểu hiện này là biểu hiện bình thường trong phun xăm mà hầu hết chị em nào cũng sẽ gặp phải. Seoul Luxury hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như có những biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo kết quả phun xăm cuối cùng như ý muốn.
Xem thêm bài viết liên quan